ĐIỀU TRỊ ĐAU MÃN TÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP TẾ BÀO GỐC MÔ MỠ TỰ THÂN


Tài liệu này giúp người bệnh hiểu đúng nội dung điều trị và tự nguyện quyết định có điều trị hay không. Vui lòng đọc kỹ nội dung và nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi.

1.     Điều trị bằng tế bào gốc

Tế bào gốc là tế bào có khả năng phân chia để tạo ra tế bào giống mình và biệt hóa thành nhiều tế bào khác nhau cấu tạo nên cơ thể. Tế bào gốc được sử dụng trong phương pháp điều trị này được gọi là tế bào gốc trung mô (tế bào gốc có nguồn gốc từ mô mỡ) thu được từ mô mỡ. Điều trị bằng cách làm tăng số lượng tế bào ở bên ngoài cơ thể đến mức nhất định, sau đó tiêm trở lại vào cơ thể. Các tế bào gốc có nguồn gốc từ mô mỡ có thể ngăn chặn hoặc cải thiện sự tiến triển của các bệnh khác nhau.

2.     Điều trị đau mãn tính và điều trị thông thường

Ngoài những cơn đau thường gặp do chấn thương, bỏng, đau đầu thì còn có nhiều cơn đau do một số bệnh gây ra và tiếp diễn ngay cả khi bệnh nền đã khỏi. Những cơn đau kéo dài và khó điều trị được gọi là đau mãn tính, một trong những ví dụ điển hình đó là bệnh đau thắt lưng (hay gọi tắt là đau lưng). Đau mãn tính gây chứng trầm cảm, lo lắng, giảm năng lực hành vi, mất ngủ… khi các triệu chứng trầm trọng và phức tạp hơn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (ADL) và chất lượng cuốc sống (QOL). Do đó, việc điều trị đau mãn tính rất quan trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, không thể xác định được nguyên nhân gây đau và các cách điều trị thông thường không thể chữa khỏi.

Tùy theo tình trạng và nguyên nhân gây đau của bệnh nhân để kết hợp cùng nhiều phương pháp điều trị thông thường khác nhau như: điều trị bằng thuốc, phong bế thần kinh, kích thích thần kinh, vật lý trị liệu, vận động trị liệu, tư vấn tâm lý (tâm lý trị liệu). Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bằng thuốc bao gồm:

a. Thuốc chống viêm không steroid

Thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến nhất là thuốc chống viêm không steroid như indomethacin.

b. Tá dược giảm đau

Thuốc chống trầm cảm, chống lo âu và thuốc chống co giật có thể được sử dụng để giảm đau.

c. Opioids (giảm đau liều mạnh trong y khoa)

Sử dụng Opioids cho các cơn đau dữ dội khi mà dùng thuốc chống viêm không steroid và tá dược giảm đau đều không mang lại hiệu quả. Việc sử dụng opioid lâu dài có nguy cơ bị lạm dụng và lệ thuộc tâm lý, cũng như xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc.

3.     Mục đích và hiệu quả của phương pháp điều trị này

Trong phương pháp điều trị này, mô mỡ được lấy ra từ bệnh nhân sau đó gửi đến cơ sở y tế nuôi cấy tế bào dưới sự cho phép của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi. Tế bào đó sẽ được nuôi dưỡng, sinh sản đến số lượng nhất định và tiêm lại vào cơ thể. Tế bào gốc có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch và làm giảm cơn đau mãn tính. Về phương pháp điều trị thì sẽ tiêm tại vị trí đau hoặc ở gần vị trí đau, nhưng tùy thuộc vào kết quả kiểm tra và tình trạng cơn đau của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp thích hợp.

Phương pháp này nhằm điều trị chứng đau mãn tính cho những người bị đau kéo dài hơn 3 tháng, những người mà phương pháp điều trị thông thường không đủ hiệu quả hoặc những người không thể sử dụng phương pháp điều trị thông thường do lo ngại về tác dụng phụ. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể được điều trị hay không còn tùy thuộc vào các các tiêu chí của kết quả kiểm tra, xét nghiệm dưới đây:

<Đối tượng được điều trị>

  • Những người đã được chẩn đoán bị đau mãn tính và các triệu chứng không được cải thiện với các liệu pháp hiện tại.
  • Những người trưởng thành có khả năng đưa ra quyết định, người đã được giải thích đầy đủ về phương pháp điều trị này, đã hiểu và đồng ý với phương pháp điều trị.
  • Những người không có dấu hiệu rối loạn chức năng nghiêm trọng dựa trên đánh giá toàn diện của kết quả chẩn đoán và kết quả kiểm tra lâm sàng (xét nghiệm máu).

<Đối tượng không được điều trị>

  • Những người bị nghi ngờ nguyên nhân gây đau chỉ là do tâm lý.
  • Các bệnh nghiêm trọng (bệnh tim, bệnh phổi, bệnh gan, bệnh thận, rối loạn chảy máu -von Willebrand, đái tháo đường không kiểm soát và tăng huyết áp, v.v.).
  • Những người mắc vi-rút viêm gan B (HBV), vi-rút viêm gan C (HCV), vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), vi-rút gây bệnh bạch cầu tế bào T ở người loại 1 (HTLV-1) và Treponema pallidum – Giang mai (Tuy nhiên, nếu được sự đồng ý, có thể thực hiện theo quyết định của bác sĩ.)
  • Những người có thể mang thai, hoặc đang mang thai, cho con bú.
  • Những người quá mẫn cảm với thuốc dùng để điều trị.
  • Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với thuốc hoặc có khuynh hướng dị ứng với kháng sinh nhóm 6-lactam và kháng sinh aminoglycoside.
  • Những người bị bác sĩ trị liệu đánh giá là không phù hợp.

Hơn nữa, tại cơ sở y tế nuôi cấy tế bào mà bệnh viện chúng tôi đã ủy quyền, chúng tôi nuôi cấy tế bào bằng phương pháp an toàn sử dụng “môi trường nuôi cấy không huyết thanh” không sử dụng bất kỳ thành phần nào có nguồn gốc từ động vật nào. Thông thường tại các cơ sở khác, sử dụng huyết thanh từ nguồn động vật (thành phần trong máu) hoặc huyết thanh thu được sau khi tiến hành lấy mẫu máu từ bệnh nhân (khoảng 100-200ml) để nuôi cấy tế bào. Sau đây là những điểm mạnh và điểm yếu của việc sử dụng môi trường nuôi cấy không huyết thanh so với việc sử dụng huyết thanh từ nguồn động vật hoặc từ máu tự thân (tức là từ máu của bệnh nhân).

  • Ưu điểm:

① Không cần lấy máu để nuôi cấy nên không tạo gánh nặng cho bệnh nhân.

② Không có giới hạn về lượng mẫu máu lấy nên có thể nuôi cấy tế bào số lượng lớn.

③ Không sử dụng huyết thanh có nguồn gốc từ người hay động vật, do đó có thể nuôi cấy tế bào ổn định với chất lượng cao.

④ Rủi ro nhiễm chất gây bệnh như prion gây nhiễm trùng và rủi ro phản ứng dị ứng do thành phần từ nguồn động vật thấp.

  • Nhược điểm:

① Do giá thành của môi trường nuôi cấy tế bào nên chi phí điều trị có thể tăng lên một chút.

4.     Lịch trình điều trị thực tế

Trong phương pháp điều trị này, mỡ được thu thập từ bụng của bệnh nhân (nếu không thể lấy từ bụng thì sẽ xem nết lấy ở đùi và mông), các tế bào gốc của bệnh nhân được tách ra từ mô mỡ đem đi nuôi cấy. Các tế bào gốc sau khi sinh trưởng đến số lượng nhất định sẽ được kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng sau đó sẽ tiêm vào tĩnh mạch.

Dưới đây là quy trình điều trị:

①    Chẩn đoán và kiểm tra

Nếu đồng ý với phương pháp điều trị này, thì cần phải khám sức khỏe, xét nghiệm máu, xét nghiệm bằng hình ảnh (X-quang, kiểm tra MRI), v.v. Ngoài các xét nghiệm sinh hóa tổng quát, cần xét nghiệm máu bao gồm cả virus viêm gan B, virus viêm gan C, virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV), virus gây bệnh bạch cầu tế bào T ở người, virus parvo, xét nghiệm bệnh truyền nhiễm mycoplasma và giang mai.

Ngoài ra, để tìm ra nguyên nhân và mức độ đau, vui lòng điền vào phiếu đánh giá theo các triệu chứng của bệnh nhân. Đây là tờ phiếu quan trọng để kiểm tra xem các triệu chứng của bệnh nhân có được cải thiện sau khi thực hiện y học tái tạo hay không.

Thêm vào đó, cần thực hiện các kiểm tra cần thiết theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý: tùy thuộc vào phiếu kết quả mà bệnh nhân có được tiếp nhận điều trị hay không.

Việc tiến hành tái khám sẽ dựa trên thể trạng của bệnh nhân.

②     Thu thập mô mỡ

Nếu có thể tiến hành điều trị dựa trên kết quả khám và kiểm tra thì sẽ lấy mô mỡ từ bụng (hoặc đùi hoặc mông) của bệnh nhân. Có 2 cách lấy mỡ đó là hút mỡ hoặc lấy khối mỡ. Tuy nhiên, việc quyết định phương pháp lấy mỡ sẽ tùy thuộc vào mong muốn và tình trạng của bệnh nhân. Khi lấy mỡ bằng phương pháp hút mỡ thì sẽ rạch một vết nhỏ vài milimet tại chỗ gây tê, thuốc gây tê được trộn với chất lỏng cần thiết để lấy mỡ và hỗn hợp này được tiêm vào mô mỡ trước khi thực hiện hút. Khối lượng mỡ thu được khoảng 20g. Trong trường hợp lấy bằng phương pháp lấy khối mỡ, một vết rạch khoảng vài cm được thực hiện dưới chỗ gây tê, mỡ được lấy ra khỏi vết mổ và được cắt bỏ bằng kéo. Lượng mỡ thu được khoảng 5g.

Cơ quan y tế thu thập mỡ: Bác sĩ Hideshi Nokita của FSC Fukuoka St Friends Clinic

③    Điều trị vết thương và biện pháp phòng ngừa sau phẫu thuật

Vết thương nơi hút mỡ sẽ được khâu và cố định bằng gạc dày để ngăn chảy máu dưới da và hình thành sẹo. Không tháo gạc cho đến sáng ngày hôm sau. Không uống rượu và tắm ngâm mình sau khi lấy mỡ. Nên tắm dưới vòi hoa sen là tốt nhất. Có thể tắm từ tối hôm sau.

Một tuần sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể được yêu cầu đến bệnh viện để điều trị vị trí lấy mỡ.

④    Điều trị

Mô mỡ sau khi được lấy sẽ được vận chuyển đến cơ sở y tế nuôi cấy tế bào, phân tách tế bào gốc, nuôi cấy đến khi số lượng tế bào gốc đạt đến mức nhất định. Sau đó, sẽ kiểm tra, xác nhận chất lượng tế bào, sau khoảng 6-8 tuần tế bào gốc sẽ được chuyển giao từ cơ sở xử lý nuôi cấy tế bào. Tế bào gốc được truyền cho bệnh nhân bằng cách tiêm vào tĩnh mạch. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi trong một giờ sau khi dùng thuốc. Sau khi kiểm tra tình trạng thể chất, bệnh nhân sẽ được cho về nhà. Vui lòng không uống rượu và tắm vào ngày điều trị. Nên tắm dưới vòi hoa sen là tốt nhất.

⑤    Kiểm tra sau điều trị

Để xác nhận tính an toàn và hiệu quả của phương pháp điều trị này cũng như để hiểu tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Về nguyên tắc, chúng tôi yêu cầu sự hợp tác của bệnh nhân trong việc trả lời các câu hỏi bằng cách đến bệnh viện của chúng tôi (1 tháng, 3 tháng và 6 tháng) sau khi kết thúc điều trị hoặc qua tư vấn trực tuyến, điện thoại, email, v.v. Nội dung kiểm tra được thực hiện thông qua chẩn đoán, kiểm tra y tế, phiếu đánh giá, v.v. Nếu bệnh nhân bận không thể đến bệnh viện thường xuyên, chúng tôi sẽ liên lạc qua điện thoại để nghe về quá trình phục hồi.

Nếu bệnh nhân muốn, thì có thể tiến hành điều trị lần hai sau khi thảo luận với bác sĩ. Lần kiểm tra và điều trị sau nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

<Sử dụng tế bào gốc được nuôi cấy từ mô mỡ tự thân cho các phương pháp điều trị khác>

Trong trường hợp các tế bào gốc được nuôi cấy cho phương pháp điều trị này còn sót lại sau khi kết thúc hoặc ngừng điều trị (vẫn trong thời hạn sử dụng và an toàn) thì có thể sử dụng tế bào gốc này cho các phương pháp điều trị khác. Không cần lấy lại mỡ, giảm gánh nặng cho cơ thể của bệnh nhân. Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có kế hoạch điều trị khác.

5.     Ưu điểm, nhược điểm ​​của phương pháp điều trị

Sau quá trình thu thập mô mỡ, đôi khi có thể xảy ra các biến chứng như nhiễm trùng sau phẫu thuật, sẹo phình (mô sưng), xuất huyết từ vết thương, xuất huyết bên trong vùng thu thập, tăng sắc tố da trên bụng, đau và sưng ở vùng vết thương và cản trở các việc làm liên quan đến vùng đó. Hơn nữa, việc thu thập mỡ tại viện có hai phương pháp chính là phương pháp hút mỡ và phương pháp thu thập khối mỡ. Ưu điểm và nhược điểm chính của mỗi phương pháp như sau:

Phương pháp lấy mỡ Ưu điểm Nhược điểm
Phương pháp hút mỡ Vết mổ nhỏ, ít để lại sẹo. Việc tắc mỡ rất hiếm khi xảy ra.
Phương pháp thu thập khối mỡ Thu thập mỡ tương đối dễ dàng. So với phương pháp hút mỡ thì để lại sẹo và có thể tồn tại trong một thời gian dài. Chất béo thu thập được có khả năng bị nhiễm vi khuẩn ngoài da nên không thể nuôi cấy tế bào gốc.

Trong quá trình điều trị tế bào gốc, đã có báo cáo về những tác dụng phụ nhẹ như đau đầu, sốt, nôn mửa (ít khi), sưng ở vùng tiêm, nhưng tất cả đều tự khỏi và chưa có báo cáo về tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc có thể gây ra các hậu quả về sức khỏe.

6.     Bảo vệ thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân của bệnh nhân (họ và tên, ngày sinh, địa chỉ và các thông tin cá nhân khác có thể xác định danh tính cá nhân) được quản lý chặt chẽ theo quy định bảo vệ thông tin cá nhân của bệnh viện chúng tôi và không có nguy cơ thông tin riêng tư của quý vị bị rò rỉ ra bên ngoài.

Tuy nhiên, để đảm bảo việc tránh nhầm lẫn tế bào và đảm bảo xác nhận tại thời điểm vận chuyển, chúng tôi sẽ chia sẻ tên ghi bằng chữ Kana của bệnh nhân với các cơ sở xử lý tế bào và công ty kiểm tra. Mong quý vị thông cảm và đồng ý với điều này.

7.     PHƯƠNG PHÁP LƯU TRỮ, XỬ LÝ TẾ BÀO VÀ MÔ MỠ

Mô mỡ được thu thập từ bệnh nhân được vận chuyển đến cơ sở xử lý tế bào và được sử dụng để nuôi cấy và sinh sản tế bào gốc. Chúng tôi sẽ không sử dụng nó cho bất kỳ mục đích nào khác.

Các tế bào nuôi cấy được bảo quản lạnh (dưới -150°C) tại một cơ sở xử lý tế bào và được chuyển đến bệnh viện của chúng tôi ở trạng thái nhiệt độ duy trì ở dưới -150°C hoặc dưới -60°C trước khi sử dụng. Ngoài ra, nếu các tế bào đã được nuôi cấy và sinh sản để dùng cho phương pháp điều trị hiên nay và được bảo quản lạnh để sử dụng sau khi hoàn thành số lần sử dụng theo kế hoạch, hoặc nếu chúng trở nên không cần thiết do ngừng điều trị thì các tế bào đã được nuôi dưỡng có thể được tái sử dụng lại cho phương pháp điều trị hiện nay và sử dụng cho các phương pháp điều trị khác được thực hiện tại bệnh viện của chúng tôi trong vòng 3 năm kể từ khi bắt đầu bảo quản lạnh. Các tế bào sẽ chỉ được sử dụng để điều trị cho chính bệnh nhân và sẽ không được cung cấp cho nghiên cứu hoặc các tổ chức y tế khác.

Ngoài ra, một số tế bào được bảo quản bằng cách đông lạnh trong vòng 3 năm kể từ khi bắt đầu quá trình nuôi cấy sẽ được dùng như một mẫu tham chiếu, chỉ dùng cho mục đích kiểm tra bổ sung và không sử dụng cho việc điều trị.

Những tế bào đang được nuôi cấy và bảo quản đông lạnh, nếu không có dự định sử dụng chúng cho bất kỳ điều trị nào khác và đã vượt quá 3 năm kể từ khi bắt đầu quá trình đông lạnh, trong trường hợp không có thông báo cụ thể, bệnh viện sẽ loại bỏ chúng theo cách thích hợp như một loại chất thải y tế tại cơ sở xử lý tế bào (hoặc cơ sở y tế).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *